Thuê người giúp việc phải kí hợp đồng đóng bảo hiểm
(May 10, 2012)
Dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi được Bộ LĐ-TB&XH trình Chính phủ trong tháng 10 tới sẽ có 4 điểm mới được bổ sung vào, trong đó có điều khoản quy định khi thuê người giúp việc gia đình (Osin) phải ký hợp đồng lao động và thực hiện mọi quyền lợi cho lao động theo quy định.
Theo đó, chủ thuê người giúp việc ổn định lâu dài sẽ phải ký hợp đồng lao động, trong đó có điều khoản về lương tối thiểu, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, tiền lương làm thêm giờ, điều kiện lao động, các chế độ khác cho người lao động như Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm xã hội và Bảo hiểm thất nghiệp…
Nhiều ý kiến trái chiều
Thực tế, nghề giúp việc gia đình đã được Bộ LĐ-TB&XH đưa ra lấy ý kiến từ năm 2010, và đã thu hút được nhiều ý kiến đóng góp, trong đó đồng thuận cũng có, trái chiều cũng không ít.
Hình minh họa |
Hướng tới bảo vệ người giúp việc
Dự thảo Bộ luật lần này hướng tới quy định về hợp đồng bằng văn bản đối với những công việc mang tính chất dài hạn. Ngoài những yêu cầu bắt buộc như các loại hợp đồng lao động khác, hợp đồng cho người giúp việc có một số điểm riêng như: trong trường hợp người giúp việc có nhu cầu đi học, chủ sử dụng phải tạo điều kiện.
Ngoài ra, khi xảy ra tranh chấp, nếu là vấn đề tranh chấp lao động thì ra toà án lao động, tranh chấp dân sự thì ra toà dân sự. Như vậy, giúp việc gia đình sẽ được xã hội nhìn nhận như một nghề lao động và sẽ được chủ sử dụng trả công xứng đáng hơn, và không được tự ý đuổi việc nếu không bồi thường hợp đồng, hoặc không được người giúp việc đồng ý.
Hình minh họa |
Người giúp việc cần nâng cao năng lực chuyên môn
Về phía người giúp việc cũng phải nâng cao dần nghiệp vụ, tư cách và trách nhiệm khi làm giúp việc gia đình, trong thời gian hợp đồng có hiệu lực, không được tự ý nghỉ việc.
Theo một đại diện Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, việc coi giúp việc gia đình là một nghề vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau. Vấn đề quản lý giúp việc gia đình chỉ nên quy định về mặt nguyên tắc trong Bộ luật Lao động sửa đổi và cần có nghiên cứu kỹ càng, quy định rõ hơn ở các văn bản dưới luật khác.
Thống kê của Vụ Gia đình (Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch) cho thấy, hiện có khoảng 60% osin trông coi trẻ em hàng ngày, khoảng 20% chăm sóc người già và 20% chỉ làm các công việc nội trợ. Xu hướng hiện nay, nhu cầu thuê osin ngày càng tăng nhưng vấn đề coi osin là một nghề vẫn còn nhiều quan điểm trái chiều.
Chính sự thiếu chuyên nghiệp của những người làm nghề osin, tính chất đặc thù khó kiểm soát của công việc này đã đặt ra vấn đề cấp bách cần có sự ràng buộc về mặt pháp lý.
Hình minh họa |
Trong khi đó, ông Bình, Giám đốc một công ty khác chuyên “cung cấp” người giúp việc cho hay, người lao động phục vụ cho các gia đình thường làm việc không ổn định, chỉ coi người giúp việc là công việc tạm bợ, thử cho biết hoặc làm thêm trong thời gian chờ một công việc khác tốt hơn.
“Do vậy, chúng tôi yêu cầu gia đình của họ cùng kí vào bản hợp đồng lao động, cam kết với công ty. Đặc biệt, chúng tôi không khuyến khích việc chủ nhà tự ý thanh toán tiền công hàng tháng trực tiếp cho người giúp việc hoặc thanh toán tiền công trước ngày công ty quy định. Ngoài ra, công ty có những mức phạt riêng đối với những đối tượng như vậy để ràng buộc, răn đe họ”, ông Bình nói.
Còn theo ông Hải, khó khăn thứ 3 đó là thực tế ở nông thôn bây giờ cũng có một số địa phương được nhiều doanh nghiệp ‘để mắt tới’. Nhiều doanh nghiệp thậm chí còn về tận địa phương để tuyển dụng nhân lực, tận dụng hết nguồn nhân công này. Do vậy, số thanh niên, phụ nữ trẻ tìm đến các trung tâm ở Hà Nội tìm việc rất ít. Điều này khiến thủ đô đôi lúc bị ‘cháy’ người giúp việc, đặc biệt trong những ngày trước và sau Tết vừa qua.
Để giải quyết vấn đề này, ông Hải cho biết, trung tâm của họ đã cử nhân viên về “kết thân” với lãnh đạo địa phương, nhờ họ tích cực giới thiệu nguồn lao động đáng tin cậy cho mình. Đây cũng là cách tốt nhất để kiểm tra xem thân nhân, quá khứ của người lao động có vấn đề gì không.
Nhấn mạnh đến yếu tố then chốt trong việc tuyển người giúp việc, giám đốc của một trung tâm khác nhấn mạnh: Người giúp việc muốn làm lâu dài, gắn bó với nghề phải có những “phẩm chất” như có trách nhiệm bảo vệ tài sản nơi mình làm việc; Thật thà, liên khiết, không gian tham của người khác; Biết sử dụng bếp gas, bàn là, máy giặt, các hệ thống điện sao cho an toàn, biết dọn vệ sinh trong nhà, sử dụng thành thạo chổi ‘của thành phố’, máy hút bụi…. cùng nhiều tiện nghi sinh hoạt khác nữa của người thành phố.
Ngoài ra, nhà tuyển dụng cũng nên yêu cầu người lao động cam kết tuân thủ một vài trong số các quy định sau: Hoàn thành mọi công việc được phân công; Không giữ tiền riêng ở nơi làm việc, tránh nhầm lẫn; Trong giờ làm việc không được đưa bạn đến chơi làm ảnh hưởng đến chất lượng công việc; Trước khi ra về cần để chủ nhà kiểm tra hành lý; Bên cạnh đó, trong sinh hoạt, người giúp việc cần phải “khiêm tốn”, chỉ sử dụng đồ trong gia đình khi được sự cho phép của gia chủ.
0 comments:
Post a Comment